Vai trò của đương sự trong việc xác định quan hệ tranh chấp và phạm vi khởi kiện

hotline0909.227.486 emailinfo@gegroup.edu.vn
Vai trò của đương sự trong việc xác định quan hệ tranh chấp và phạm vi khởi kiện
Ngày đăng: 08/05/2023 04:40 PM

     VAI TRÒ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH

    QUAN HỆ TRANH CHẤP VÀ PHẠM VI KHỞI KIỆN

    Khi soạn thảo đơn khởi kiện, ngoài việc đảm bảo về hình thức của đơn theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, đương sự còn phải xác định rõ ràng quan hệ tranh chấp và phạm vi yêu cầu khởi kiện của mình. Vì đơn khởi kiện là tài liệu cơ bản được Tòa án sử dụng trong việc ra thông báo thụ lý vụ án; thực tế có rất nhiều trường hợp đương sự bị yêu cầu sửa chữa, bổ sung hoặc trả lại đơn khởi kiện vì không đảm bảo các yếu tố: điều kiện khởi kiện (từ Điều 186 đến Điều 190 BLTTDS năm 2015); thẩm quyền giải quyết của Tòa án (từ Điều 26 đến Điều 34 BLTTDS năm 2015)… Bộ luật Tố tụng dân sự quy định nhiệm vụ của Thẩm phán là: Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng (khoản 2 Điều 203 BLTTDS 2015) ở giai đoạn chuẩn bị xét xử.

    Thứ nhất, quan hệ tranh chấp là nội dung “đeo đuổi” đương sự từ khi vụ án được thụ lý đến khi Tòa án ra bản án, quyết định cuối cùng đối với vụ việc. Nếu đơn khởi kiện không thể hiện rõ ràng, đầy đủ vấn đề tranh chấp và yêu cầu khởi kiện kết hợp với việc đính kèm, cung cấp chứng cứ, tài liệu không phù hợp sẽ dẫn đến việc Tòa án thụ lý sai quan hệ tranh chấp. Dễ dàng xảy ra việc đương sự không thỏa mãn với kết quả giải quyết của bên trung gian nên tiến hành thủ tục kháng cáo, như vậy một quá trình giải quyết vụ án được tái thực hiện gây mất thời gian và công sức của đương sự. Nói một chính xác, các bên đương sự chính là chủ thể phải xác định các vấn đề tranh chấp vụ án dân sự từ thời điểm nộp đơn khởi kiện. Đương sự xác định đúng quan hệ tranh chấp và phạm vi yêu cầu của đơn khởi kiện sẽ mang đến  tối thiểu 40% tỷ lệ thành công của việc khởi kiện.

    Thứ hai, khi đương sự cần sử dụng quyền quyết định và tự định đoạt phạm vi khởi kiện (Khoản 1 Điều 5 BLTTDS 2015) thì họ có thêm khoảng 5% chất lượng thành công trong tiến trình giải quyết vụ án. Ví dụ: A muốn khởi kiện B để đòi khoản nợ 20.000.000 VNĐ và số tiền lãi do chậm trả theo Hợp đồng vay tiền được xác lập giữa A và B. Khi soạn đơn khởi kiện A phải giới hạn cụ thể phạm vi yêu cầu: “Buộc A hoàn trả số nợ 20.000.000 VNĐ và toàn bộ số tiền lãi do chậm trả”; đương sự có đề cập đến số tiền lãi thì Tòa án mới xem xét giải quyết. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự được quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu đảm bảo việc thay đổi, bổ sung không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu (Khoản 1, Điều 244 BLTTDS 2015). Nếu đánh giá chủ quan của đương sự đối với sự thiệt hại xảy ra không được cân nhắc trong nhiều phương diện (tinh thần, vật chất) dẫn đến giới hạn phạm vi khởi kiện bị hạn chế thì quyền lợi của đương sự sẽ không được bù đắp thích đáng.

    Thứ ba, bản thân là chủ thể có quyền và lợi ích bị xâm phạm thì đương sự ít nhiều sẽ đánh giá và xác định được quan hệ tranh chấp và phạm vi yêu cầu khởi kiện. Nhưng để đảm bảo sự đúng đắn cho nhận định của mình, đương sự cần đến sự đồng hành của một chuyên gia am hiểu pháp luật chuyên ngành (cụ thể là đội ngũ luật sư) để giúp họ phân tích và kết luận đầy đủ về yêu cầu khởi kiện. Do vậy, việc đương sự chọn được một luật sư tận tâm, chuyên nghiệp đồng mình cùng mình từ giai đoạn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện giúp họ kiểm soát được 40-55% khả năng chiến thắng vụ kiện. Khối lượng phần trăm còn lại phụ thuộc vào các yếu tố: cung cấp chứng cứ; đánh giá chứng cứ; ý chí chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng,...

    Hãy để G.E Legal Solutions trở thành "chiến binh" đồng hành cùng bạn trên đường chinh phục chiến thắng.

    Chia sẻ:
    Bài viết cùng chuyên mục:
    Gọi điện
    Messager
    Zalo
    Menu