TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN
Tư vấn pháp luật thường xuyên là gì?
Là dịch vụ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp/cá nhân không bị giới hạn bởi một vụ việc cụ thể trong một khoảng thời gian xác định (thông thường từ 6 tháng trở lên) được cung cấp bởi tổ chức hành nghề Luật với thời gian, địa điểm và hình thức tư vấn linh hoạt được xác định trong hợp đồng dịch vụ phù hợp với nhu cầu thực tiễn của chủ thể yêu cầu dịch vụ.
Tại sao doanh nghiệp cần tư vấn pháp luật thường xuyên?
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải xác lập hàng loạt các mối quan hệ để hướng đến các mục tiêu kinh doanh của mình. Các mối quan hệ được xác lập dựa trên sự thỏa thuận của các bên tham gia và chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Như vậy, trong từng mối quan hệ luôn tồn tại những rủi ro pháp lý tiềm ẩn, đó là rủi ro về vi phạm thỏa thuận, vi phạm sự điều chỉnh của pháp luật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, từng căn cứ xác lập các mối quan hệ phải được rà soát, kiểm tra về mặt pháp lý nhằm đảm bảo các mối quan hệ được xác lập hợp pháp, dự báo được những tình huống pháp lý có thể xảy ra và gây thiệt hại cho doanh nghiệp, có biện pháp pháp lý phù hợp để xử lý các tình huống phát sinh nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại có thể phát sinh.
Phạm vi công việc tư vấn pháp luật?
Đội ngũ Luật sư và các chuyên viên pháp lý sẽ thực hiện tư vấn về các nội dung sau:
- Các vấn đề pháp lý về chủ thể kinh doanh (thành lập, thay đổi, bổ sung, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp)
- Mua bán – sát nhập doanh nghiệp.
- Mua - bán, thuê – cho thuê tài sản của doanh nghiệp.
- Quyền sở hữu trí tuệ.
- Rà soát hợp đồng (thỏa thuận) là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tham gia tư vấn pháp luật từ giai đoạn đàm phán, giao kết hợp đồng. Tham gia soạn thảo, chuẩn hóa hợp đồng, văn bản nội bộ của doanh nghiệp.
Các mối quan hệ của doanh nghiệp có thể được liệt kê như sau:
Quan hệ giữa các thành viên góp vốn, với nhà đầu tư hợp tác kinh doanh; Quan hệ quản trị nội bộ; Quan hệ đối tác và khách hàng; Quan hệ huy động vốn; Quan hệ công nợ; Quan hệ với cơ quan quản lý hành chính nhà nước; …
- Cập nhập các qui định của pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tập huấn các qui định của pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Xử lý tiền tố tụng các tình huống pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.